Cấu tạo mái tôn và ưu điểm nổi trội của chúng

494

Mái tôn là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất cho các công trình xây dựng hiện nay. Tuy đã biết về công dụng hữu ích của chúng, nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo mái tôn như thế nào. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về mái tôn cũng như cấu tạo chi tiết của chúng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mái tôn, giải pháp thi công được lựa chọn phổ biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu mái tôn với mẫu mã đa dạng, phong phú về chủng loại, đặc tính khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Mặt khác, mái tôn có độ bền và tính thẩm mĩ cao, do đó ngày càng chiếm được lòng tin của số đông khách hàng hiện nay. Tham khảo thêm về dịch vụ bắn mái tôn đẹp của chúng tôi

– Hotline tư vấn: 0913.917.827.

Tùy theo vật liệu sản xuất, kết cấu công trình, mái tôn có nhiều chủng loại, màu sắc và giá cả khác nhau. Mái tôn được sử dụng ngày càng phổ biến tại các gia đình, cũng như khu công nghiệp, nhà xưởng hiện nay.

Cấu tạo cơ bản của mái tôn

Cấu tạo cơ bản của mái tôn

Cấu tạo mái tôn và ưu điểm nổi trội của chúng
Cấu tạo mái tôn và ưu điểm nổi trội của chúng

Việc sử dụng mái tôn khá đơn giản, gọn lẹ và có tính linh động cao hơn so với các vật liệu khác. Bởi cấu tạo mái tôn gồm có 3 phần:

  • Phần khung.
  • Phần kèo và tôn lợp.
  • Hệ thống ốc vít.

– Hệ thống khung của mái tôn

Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất của các công trình nhà xưởng gồm có sắt hộp và ống sắt. Nếu như công trình xây dựng đó có diện tích và mặt bằng lớn thì phần khung bắt buộc phải phù hợp và đảm bảo độ chắc chắn để có thể chịu được bão lũ, mưa đá cũng như trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

– Hệ thống kèo và tôn lợp

Dựa vào diện tích lợp tôn , mục đích sử dụng và tính chất đặc biệt của các công trình khác nhau mà hệ thống kèo, tôn lợp và mái dẫm cũng sẽ lớn tương ứng.

Đồng thời, tùy vào nhà xưởng phục vụ cho sản xuất các ngành nghề khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn các loại mái tôn có nhiều công năng và đem lại hiệu quả sử dụng tối đa.

– Hệ thống ốc vít

Theo như nghiên cứu của các kiến trúc sư, để đảm bảo mái tôn có độ bền chắc cao, nên ưu tiên lựa chọn ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crome. Chúng vừa có độ cứng cao lại vừa có khả năng chịu ăn mòn tốt cho dù điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường.

Ngoài ra hệ thống gioăng cao su phải đảm bảo thật khít nhằm hạn chế nước mưa có thể thấm vào. Hơn nữa, để mái tôn có thể chịu được mưa bão khi tiến hành thi công bạn nên sử dụng thêm keo kết dính.

Phân biệt các loại mái tôn phổ biến và cấu tạo của chúng

Hướng dẫn nhận biết, phân loại mái tôn

hiện nay có 4 loại mái tôn phổ biến

Trên thị trường hiện nay có 4 loại mái tôn phổ biến đó là tôn cách nhiệt, tôn giả ngói, tôn lạnh và tôn cán sóng. Cũng như chủng loại mái tôn khác nhau như mái tôn 1 lớp, mái tôn 3 lớp, mái tôn chống nóng, chống ồn… Việc phân biệt các loại mái tôn này chủ yếu dựa vào cấu tạo của chúng. Bạn có thể xem thêm bài viết phân loại tôn để hiểu rõ hơn về vấn đề này – Tôn lạnh cách nhiệt.

Một số câu hỏi thường gặp về mái tôn

Mặc dù là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi. Song, vẫn không ít người có thắc mắc về mái tôn. Chẳng hạn, tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng, độ dày của tôn lợp mái là bao nhiêu? Dưới đây là giải đáp của kỹ sư về những thắc mắc trên.

– Tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng?

Mái tôn có hình lượn sóng vì nguyên nhân sau:

  • Tôn lượn sóng có kết cấu và khả năng chịu lực lớn. Vì mái tôn là nơi chịu lực trực tiếp từ gió, nước mưa,… Theo các kỹ sư, mái tôn lượn sóng giúp tăng khả năng chịu lực của mái hơn nhiều so với tôn phẳng.
  • Cấu tạo tôn lượn sóng giúp tăng diện tích bề mặt cũng như khả năng tản nhiệt của mái tôn. Khi gặp nhiệt độ cao, cấu tạo lượn sóng của mái sẽ giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế ảnh hưởng tới các ốc vít của mái.

– Độ dày của tôn lợp mái là bao nhiêu?

Độ dày của tôn lợp mái tùy thuộc vào từng loại và yếu tố kĩ thuật của nhà sản xuất. Mỗi loại tôn với tiêu chuẩn kĩ thuật khác nhau sẽ có độ dày khác nhau.

Độ dày của tôn lợp mái được tính bằng đơn vị zem. Đây là đơn vị chỉ độ dày của tôn, zem càng lớn thì tôn càng dày, độ bền bỉ càng lớn. Với các loại tôn trên thị trường hiện nay thường được sản xuất với độ dày từ 2 – 5zem tùy loại.

Những lưu ý khi sử dụng mái tôn

Một số lưu ý khi sử dụng mái tôn

Trong quá trình lựa chọn và sử dụng mái tôn, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Mái tôn là vật liệu hấp thu và tỏa nhiệt nhanh nên khi làm nhà bằng mái tôn thay cho mái bằng, để giảm sức nóng bạn có thể đổ mái bằng và lợp thêm tôn – Xem thêm bài viết “Biện pháp thi công mái tôn: Kích thước tôn lợp mái
  • Đồng thời thiết kế thi công mái tôn cách trần khoảng 50 cm để dòng khí nóng lưu thông tốt hơn. Và đặc biệt bạn phải lưu ý đến độ dốc mái tôn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để không bị thấm đột, bạn có thể tham khảo bài viết về cách tính độ dốc mái tôn.
  • Nếu như nhà bạn không có mái bằng, hãy sử dụng tôn cách nhiệt hoặc tôn lạnh.
  • Điều kiện thời tiết thất thường như mưa bão, sấm sét, hay những tác động mạnh lên mái tôn có thể gây cảm giác khó chịu cho gia chủ. Xem thêm bài viết: Chống bão và chống sét cho mái tôn.
  • Trên thị trường có nhiều loại mái tôn giá rẻ, thường giá rẻ sẽ đi kèm với chất lượng hoặc tuổi thọ thấp. Vì vậy khi lựa chọn tôn làm mái các gia đình nên cân nhắc thật kĩ càng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo của mái tôn, những ưu điểm cũng như lưu ý bạn cần quan tâm trong quá trình sử dụng mái tôn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 0913.917.827 để có được câu trả lời tận tình và nhanh chóng nhất nhé!

Liên hệ với chúng tôi:

( Đánh Giá )